google-site-verification=4NCC4wOqbWi0ixZWXmbLCuIKWH_ybL3zkmJRSAMM2Fw

Độ pH Trong Nước Có Ý Nghĩa Gì?

Mỗi môi trường sẽ có một mức độ pH khác nhau. Độ pH trong nước giữ vai trò quan trọng và có ý nghĩa đặc biệt đối với sức khỏe người dùng. Cùng Yakyo tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này qua nội dung sau đây.

Độ PH trong nước là gì?

PH trong tiếng anh là từ viết tắt của Hydrogen Power (độ hoạt động của Hydro). PH trong nước được thể hiện qua chỉ số đo hoạt động của các ion hydro (H+) trong nước. Cụ thể:

  • Nếu lượng ion H+ trong nước cao thì nước đó mang tính axit.
  • Nếu lượng ion H+ trong nước thấp thì nước đó có tính bazơ.
  • Nếu lượng hydro (H+) trong nước cân bằng với lượng hydroxit (OH-) thì nước đó trung tính (độ pH khi đó gần bằng 7).

loi-loc-may-loc-nuoc-tp-220ak

Độ pH trong nước giữ vai trò quan trọng

Vai trò của độ pH đối với sức khỏe con người

Mỗi môi trường sẽ có một nồng độ pH nhất định, cơ thể người cũng không ngoại lệ. Thông thường nếu độ pH trong cơ thể người dao động từ khoảng 7.3 – 7.4, có tính kiềm thì đây được xem là điều kiện tốt nhất giúp các tế bào hoạt động bình thường.

Trường hợp tính kiềm trong cơ thể bị giảm chuyển sang tính axit, về lâu dài nếu không được cải thiện kịp thời, lượng axit thừa có thể gây ra các bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường, các bệnh về dạ dày, đường ruột,…

Do đó có thể thấy độ pH trong cơ thể vô cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động trong cơ thể, độ pH ổn định giúp nâng cao sức khỏe.

Bạn nên làm gì để cân bằng độ pH

Để cân bằng độ pH trong cơ thể, bạn có thể áp dụng một số phương pháp tự nhiên như sau:

Ăn nhiều rau, củ, hoa quả xanh

Trong rau củ quả có chứa tính kiềm giúp trung hòa lượng axit dư thừa trong cơ thể và bổ sung nhiều vitamin cần thiết để cơ thể khỏe mạnh. Một số loại thực phẩm giàu tính kiềm mà bạn nên ăn có thể kể đến như sau:

  • Cải bó xôi (rau bina, rau chân vịt): Trong cải bó xôi có rất nhiều chất diệp lục giúp kiềm hóa cơ thể hiệu quả.
  • Ớt chuông: Ớt chuông có tính kiềm rất cao, ăn ớt chuông thường xuyên sẽ giúp kiềm hóa cơ thể, tăng cường miễn dịch, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường,…

rau-xanh-giup-can-bang-do-ph

Ăn nhiều rau của quả xanh giúp cân bằng độ pH – Ảnh: Internet

  • Cần tây: Trong cần tây có tính kiềm cao, ngoài ra, trong cần còn có chất coumarin và chất phtalic, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và giảm hàm lượng cholesterol xấu trong cơ thể.
  • Bơ: Bơ có tính kiềm mạnh giúp trung hòa axit trong dạ dày và ngăn chặn quá trình oxy hóa đồng thời giúp cơ thể giảm nguy cơ mắc nhiều loại bệnh nguy hiểm khác.

Suy nghĩ tích cực và lạc quan

Khi bạn có suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, stress, cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho sức khỏe. Vì vậy để giữ được tính kiềm trong cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh, ngoài chế độ ăn uống khoa học, bạn nên duy trì suy nghĩ tích cực, lạc quan, yêu đời để cơ thể được cân bằng pH.

suy-nghi-lac-quan-giup-can-bang-pH

Cân bằng độ pH trong cơ thể bằng cách suy nghĩ lạc quan – Ảnh: Internet

Bổ sung đủ nước có tính kiềm

Một trong những điều quan trọng cần quan tâm là bổ sung đầy đủ nước, đặc biệt đối với cơ thể dư thừa axit thì nên uống các loại nước giàu tính kiềm để cân bằng lại tính axit. Hiện nay trên thị trường có nhiều dòng máy lọc nước có khả năng tạo nước kiềm tính, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy lọc nước vừa góp phần ngăn ngừa ô nhiễm vưa chủ động bảo vệ sức khỏe cho gia đình.

may-loc-nuoc-chat-luong

Để biết thêm thông tin về máy lọc nước tạo kiềm, quý khách hàng có thể tham khảo tại https://yakyo.com.vn/ hoặc hotline miễn phí 1800 94 68.

Chia sẻ bài viết